CÔNG TY TNHH TÔN VÀ GIẢI PHÁP BAO CHE AN LẠC

https://tonkhongvit.com


Fitch nâng tín nhiệm Việt Nam sau 3 năm rưỡi: Củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về kinh tế vĩ mô

Việc được nâng tín nhiệm lên một bậc từ BB- lên BB có thể giúp Việt Nam tiếp cận với vốn dễ dàng hơn, theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Báo cáo của Tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings công bố hôm nay cho biết xếp hạng Nhà phát hành nợ (IDR) dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam đã tăng từ BB- lên BB với triển vọng ổn định.

Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng có sự tăng hạng tương tự. Trong khi đó, xếp hạng Nhà phát hành nợ bằng ngoại tệ và nội tệ ngắn hạn được giữ nguyên ở mức B.

"Đây là một tín hiệu rất tích cực cho nền kinh tế Việt Nam", ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận định với Trí Thức Trẻ.

Theo vị chuyên gia này, đánh giá của Fitch sẽ tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh của Việt Nam có những cải thiện, đúng như ý định, cam kết của Chính phủ và cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn và có thể được tiếp cận với nguồn vốn vay với mức lãi suất mềm hơn do rủi ro giảm.

Tổng quan, đánh giá của Fitch đã vẽ nên bức tranh khá tích cực về nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tổ chức này cũng lưu ý về hệ thống cấu trúc ngân hàng Việt Nam còn yếu, nhu cầu tái cấp vốn của ngành vẫn là rủi ro đối với xếp hạng tín niệm quốc gia hay những vấn đề về DNNN...

Ông Lực cho biết đồng tình với nhận định trên của Fitch. Nhấn mạnh đấy là một những cấu phần buộc phải cải thiện nhưng vị chuyên gia này cũng khẳng định vấn đề đã được Chính phủ nhận diện trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

"Rõ ràng chúng ta phải đẩy nhanh hơn quá trình cổ phần hoá, thoái vốn cũng như niêm yết của DNNN, nâng cao hiệu lực của khối này, vốn hoạt động chưa hiệu quả. Đối với khối ngân hàng, những vấn đề như tái cấu trúc các tổ chức yếu kém, xử lý nợ xấu... đã được nhận diện trong Đề án 1058, bao gồm kế hoạch và giải pháp", ông Cấn Văn Lực cho biết.

Yếu tố giúp Việt Nam được nâng hạng lần này theo Fitch là nhờ vào những chính sách tập trung tăng cường kinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam, tính trung bình 5 năm đến cuối 2017 đạt 6,2%, vượt xa mức trung bình của các nước xếp hạng BB (3,4%). Đối với năm 2018, Fitch dự đoán GDP Việt Nam sẽ đạt 6,7%, bằng mục tiêu Quốc hội đặt ra. Dự trữ ngoại hối cuối năm nay dự đoán đạt 66 tỷ USD...

Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và trong số các nước có cùng xếp hạng BB, theo Fitch.

Tác giả bài viết: Đức Minh

Nguồn tin: Cafef.vn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây