CÔNG TY TNHH TÔN VÀ GIẢI PHÁP BAO CHE AN LẠC

https://tonkhongvit.com


Chuyện cuối tuần: Bài học từ huyền thoại đội chủ sân Eminates Tony Adams: "Không bao giờ cố lấy bóng từ chân tiền đạo đối phương"

Chuyện cuối tuần: Bài học từ huyền thoại đội chủ sân Eminates Tony Adams: "Không bao giờ cố lấy bóng từ chân tiền đạo đối phương"

Nếu tôi chạy theo đối phương và cố giành lấy quả bóng, khi đó chỉ cần 1 sơ sót nhỏ đối phương cũng có thể vượt qua tôi. Và thêm vào đó, nhiều khả năng tôi sẽ gạt vào chân họ. Trong trường hợp ấy tôi đã cho đối thủ cơ hội có 1 cú sút phạt ở vùng nguy hiểm.


  • Trong quyển sách "Ngấu nghiến – nghiền ngẫm: Sáng tạo là cuộc săn, lúc là sói, lúc là cừu" của tác giả Dave Trott có đoạn viết về Tony Adams – một huyền thoại của đội chủ sân Eminates. Dave Trott nói rằng Tony Adams từng viết trong cuốn sách của mình về cách anh ngăn chặn đà tấn công của đối phương. Nội dung đại ý rằng, anh không bao giờ cố lấy quả bóng từ chân tiền đạo đối phương. 

"Bạn thấy đó, nếu tôi chạy theo đối phương và cố giành lấy quản bóng, khi đó chỉ cần 1 sơ sót nhỏ đối phương cũng có thể vượt qua tôi. Và thêm vào đó, nhiều khả năng tôi sẽ gạt vào chân họ. Trong trường hợp ấy tôi đã cho đối thủ cơ hội có 1 cú sút phạt ở vùng nguy hiểm".

Nên tôi sẽ không lấy quả bóng mà tìm cách làm nhụt chí đối phương bằng cách đứng trước mặt họ và cho họ biết rằng họ sẽ không vượt qua mặt tôi được. Tôi sẽ bám theo đối thủ trong vòng 30 yard (khoảng 27m) từ khung thành.

Và như vậy đối thủ sẽ biết rằng không thể có cách nào vượt qua mặt tôi, đồng thời cũng nhận ra rằng tôi không cố lấy bóng của họ. Như vậy họ có cơ hội đá thẳng quả bóng vào khung thành từ khoảng cách 30yard. Và đa phần các cầu thủ không thể bỏ lỡ cơ hội cũng như lựa chọn này.

Và phía sau tôi, tôi biết David Seaman có thể giải quyết gọn tất cả các cú sút trong phạm vi 30 yard.

Hiểu, tin tưởng chiến lược phòng thủ và các đồng đội của mình là cách tốt nhất để tiến tới thành công.

"Một cỗ máy sẽ chạy tốt nếu từng bộ phận đều làm tốt phần việc của mình". Thay vì cố ôm tất cả mọi việc, hãy tin rằng mỗi người trong team của mình sẽ tự làm tốt phần việc của mình. Đừng tốn thời gian đi lo lắng cho việc của người khác. Hãy tin tưởng.

Chuyện cuối tuần: Bài học từ huyền thoại đội chủ sân Eminates Tony Adams: Không bao giờ cố lấy bóng từ chân tiền đạo đối phương - Ảnh 1.

Bức tượng Tony Adams ở trước cửa sân Emirates.

Cũng trong quyển sách "Ngấu nghiến – nghiền ngẫm: Sáng tạo là cuộc săn, lúc là sói, lúc là cừu" tác giả Dave Trott có đoạn kể, một nhà văn nổi tiếng – Steven Johnson – từng nói trong một bài diễn thuyết rằng ý tưởng không tự nhiên lóe sáng lên trong đầu chúng ta. Thường thì ý tưởng được phát hiện ra trong khi cả nhóm đang làm việc.

Trong nhóm, ta thảo luận và trao đổi những ý tưởng với nhau. Sẽ có người phát hiện ra vấn đề. Sẽ có người khác thì đề xuất giải pháp. Rồi một vài người nữa sẽ phản bác. Có người sẽ tìm cách vượt phản bác đó. Ai đó sẽ gọt sắc ý tưởng. Quá trình diễn ra – và cuối cùng mọi người đồng thuận đi đến một ý tưởng tốt nhất. Phần còn lại chỉ là khâu thực hiện nữa thôi.

Kiến thức mỗi người đều có hạn, và mỗi cá nhân lại có những kinh nghiệm và nền tẳng khác nhau. Do vậy làm việc theo nhóm sẽ làm tăng khả năng sáng tạo của từng thành viên, dùng các kỹ năng.

Chuyện cuối tuần: Bài học từ huyền thoại đội chủ sân Eminates Tony Adams: Không bao giờ cố lấy bóng từ chân tiền đạo đối phương - Ảnh 2.

Một bức tranh độc đáo, khác biệt và hiệu quả thể hiện rõ lợi ích khi làm việc theo nhóm - ảnh sưu tầm.

Một câu chuyện ngụ ngôn kinh điển mà các chuyên gia thường chia sẻ trong những bài diễn thuyết về kỹ năng làm việc theo nhóm.

Chuyện kể về một ông già ngồi câu cua bên bờ biển. Bên cạnh ông là 2 chiếc giỏ, một chiếc đậy nắp và một chiếc không. Người ta quan sát thấy ông bắt được rất nhiều cua, và con thì ông bỏ vào giỏ có nắp, con thì bỏ giỏ không nắp.

Có người tò mò lại hỏi "Ông không sợ những con cua trong giỏ không nắp sẽ bò ra hết sao?"

Câu trả lời của ông già rất lạ: "Những con cua tôi bỏ trong giỏ có nắp là cua "ngoại", còn những con bỏ trong giỏ không nắp là cua "nội".

Càng tò mò, có người hỏi kỹ hơn, ông mới giải thích: "Những con cua "ngoại" biết cách nâng đỡ nhau, khi tôi cho vào càng nhiều cua, thì chúng sẽ dễ dàng xếp chồng lên nhau, ngày một cao lên và dễ dàng bò ra ngoài, vì thế nên tôi phải đậy nắp. Còn những con cua "nội" thì chỉ cần 1 con cố gắng ngoi lên, những con khác sẽ lập tức dùng càng kéo ngược trở xuống để dành quyền bò lên trước, vì thế chẳng bao giờ chúng bò ra nổi khỏi miệng giỏ.

Cua "ngoại" – hay những người luôn có tinh thần làm việc theo đội nhóm, luôn hợp tác cùng làm việc, hỗ trợ cho nhau trong các khâu để giải quyết vấn đề, và những "con cua" này sẽ luôn hoàn thành công việc một cách tốt nhất, thoát ra khỏi giỏ sớm nhất.

Những chú "cua nội" là những người không chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình, mà còn luôn tìm mọi cách kéo người khác xuống cùng mình. Họ không dành thời gian giải quyết công việc, mà thời gian của họ chỉ để làm sao ngăn cản người khác thành công. Những "con cua" này sẽ luôn nhận lấy thất bại, không bao giờ có thể bò ra khỏi giỏ.

Có câu "Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau" đó chính là sức mạnh của một nhóm. "Tinh thần đội nhóm tốt nhất đến từ những người đang làm việc độc lập hướng tới một mục tiêu chung" – Jame Cash Penney. 

Tác giả bài viết: Phạm Hải

Nguồn tin: Trí thức trẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây