Con người chúng ta hiếm khi ngẫu nhiên không bỏ công mất sức mà đạt được thành công. Tương tự như vậy, hiếm ai không sử dụng một phương pháp nào mà có thể quản lý tốt tình hình tài chính của mình. Hãy lắng nghe và làm ngay theo lời khuyên của những nhà tỉ phú, kinh doanh tài ba này để tài chính của bạn luôn ổn định và dồi dào:
1. Tìm kiếm các nguồn tài nguyên trực tuyến
Suze Orman (Ảnh: Erik Pendzich/Shutterstock)
Phù thủy tài chính Suze Orman đã chia sẻ với trang Oprah những mẹo nhỏ để quản lý tiền bạc của bà: Lướt qua ngân sách hàng tháng, ghi chú lại tất cả các chi phí không cần thiết và cắt giảm 10% các chi phí đó cho đến khi bạn còn lại 100 USD.
Bà cũng gợi ý bạn nên kiểm tra các chương trình giảm giá trước khi mua hàng. "Các trang web như couponcabin.com (trang web cung cấp phiếu giảm giá có thể in ra và mã khuyến mãi trên mọi thứ từ những đồ tạp hóa đến tã lót) và các ứng dụng như Pic2Shop (quét mã vạch bằng điện thoại và ứng dụng tìm kiếm nhà bán lẻ trực tuyến hoặc địa phương bán với giá rẻ hơn) có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản lớn".
Đừng quên thường xuyên kiểm tra các trang web trả bạn "cash back" (tiền hoa hồng) cho những lần giao dịch của bạn như ebates.com.
2. Đừng nghĩ cứ phải có tiền mới kiếm được ra tiền
Daymond John (Ảnh: Invision/Shutterstock)
"Shark Tank" Daymond John nói với CNN rằng anh nhận ra "hầu như mỗi lần tôi đạt được thành công nào đó, tiền chẳng góp chút sức lực nào trong đó và nếu ai đó hiểu biết về kinh doanh, họ sẽ hiểu các doanh nhân không phải lúc nào cũng thành công. Họ có những lúc thành công nhưng cũng có lúc thất bại".
3. Luôn kiểm tra thẻ tín dụng để không chi tiêu phung phí
Sophia Amoruso, người sáng lập của đế chế bán lẻ trực tuyến Nasty Gal và GirlBoss Media viết trong cuốn sách #Girlboss của mình: Những điều nhỏ nhặt có thể sẽ "phá vỡ" thẻ tín dụng của bạn.
Sophia Amoruso (Ảnh: Matt Baron/Shutterstock)
"Tôi đi rất nhiều, hiếm khi sống ổn định ở một nơi nên hay bỏ lỡ các hóa đơn trong lúc đang di chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang khác.
Vào lúc tôi nhận được món hàng đồ lót giá 28 USD của mình, quỹ trong thẻ tín dụng của tôi đã bị phá vỡ và thật khó khăn khi tôi nhận ra bài học rằng bạn có thể "đốt hết" toàn bộ khoản tiền được chi tiêu trong thẻ tín dụng chỉ trong một buổi chiều,nhưng để gây dựng lại thì phải mất đến vài năm".
Đây là bài học mà bạn nhất định phải rút kinh nghiệm, bởi việc chi tiêu trên thẻ tín dụng, "quẹt trước, trả tiền sau" sẽ khiến bạn dễ dàng lâm vào cảnh nợ nần.
4. Luôn cố gắng nắm bắt tình hình thực tế
Hãy nhận biết và chú ý đến thực tế. Doanh nhân Jeff Bussgang cho hay: "Một sai lầm nghiêm trọng mà một số người mắc phải là bỏ qua các dữ liệu hoặc thực sự phủ nhận thực tế".
Jeff Bussgang (Ảnh: courtesy Flybridge)
Thay vì mắc sai lầm đó, "Bạn nên cố gắng hết sức để luôn nắm được các dữ liệu và biết được sự thật". Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng đối với tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng của bạn: Luôn đảm bảo bạn biết chính xác số tiền bạn có và số tiền bạn nợ.
5. Phải biết đối mặt với thất bại
Người sáng lập Spanx, Sara Blakely, từng nói rằng việc chấp nhận thất bại và duy trì sự tự tin là điều đã giúp cô trở thành tỷ phú tự thân nữ trẻ nhất ở Mỹ.
Sara Blakely (Ảnh: Gilbert Flores/Variety/Shutterstock)
Cô chia sẻ: "Những gì bạn không biết có thể trở thành tài sản lớn nhất của bạn nếu bạn tiếp nhận nó và nếu bạn có đủ tự tin để nói: Tôi sẽ thực hiện điều đó bằng mọi cách dù tôi chưa được dạy về nó hay không ai chỉ cho tôi đường đi nước bước thì thành công nhất định sẽ đến với bạn".
6. Khi còn trẻ, hãy dành phần lớn thời gian cho việc học chứ không phải kiếm tiền
Hãy biết suy nghĩ về lâu về dài! "Trong độ tuổi 20, hãy dành thời gian cho việc học tập, không phải là kiếm tiền", tác giả - doanh nhân Tim Ferriss khuyên bạn.
Tim Ferriss (Ảnh: MediaPunch/Shutterstock)
"Làm việc trực tiếp dưới trướng hoặc cùng với các nhà giao dịch tài giỏi và học hỏi, lĩnh hội các kỹ năng. Điều này đặc biệt đúng đối với các kỹ năng đàm phán và kỹ năng cứng như mã hóa.
McKinsey hoặc Goldman có thể có sức cám dỗ lớn, nhưng có thể sẽ phải loay hoay với các chi phí cho một lối sống phức tạp, đắt đỏ hơn so với năm trước trong 20 năm tới.
Những người bị áp bức có thể trở thành những ông vua tự thân, nhưng các nhà tư vấn thì vẫn là các nhà tư vấn. Sự đảm bảo đúng đắn duy nhất cho công việc là một loạt những kỹ năng hoàn hảo".
7. Hãy biết quản lý rủi ro của bản thân
Neil Blumenthal (Ảnh: MediaPunch/Shutterstock)
Những rủi ro lớn có thể đem lại những phần thưởng lớn nhưng điều đó không có nghĩa bạn bỏ ra tất cả vốn liếng để kiếm tiền - đặc biệt nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm.
Nhà sáng lập Warby Parker, Neil Blumenthal, chia sẻ: "Ngay từ đầu, phương thức tiếp cận của chúng tôi đối với kinh doanh đã giảm nhẹ so với tiêu chuẩn."
"Thay vì thực hiện những cú nhảy vọt vượt bậc (kết quả nhận lại có thể là những thất bại thảm hại), chúng tôi tập trung vào việc mở ra một tầm nhìn táo bạo nhưng lại thực hiện theo các bước nhỏ, có chủ ý và nhanh chóng."
8. Phải kiên trì
Hãy tối ưu hóa cơ hội thành công của bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống!
Julie Rice
Người đồng sáng lập Soulcycle, Julie Rice, đưa ra một ví dụ: "Nếu ai đó gọi một tách cà phê nhưng bạn quên hỏi xem liệu họ có thích thêm sữa hay đường không, bạn mang ra một tách cà phê đen, một tách thêm sữa, một tách thêm cả sữa và đường, và một tách chỉ thêm đường. Bạn mang bốn cốc cà phê này quay trở lại. Đó là những gì bạn làm vì không muốn xuất hiện cùng với những sai lầm".
Từ đây, cô đưa ra lời khuyên rằng nếu bạn không biết điều gì đó, đừng rời khỏi bàn làm việc cho tới khi công việc được hoàn thành. Bạn cần phải kiên trì tiếp tục công việc của mình.
9. Phải lập ra một kế hoạch cho bản thân
Alexa von Toble (Ảnh: Tiffany Sage/BFA/Shutterstock)
Hãy tìm hiểu cách quản lý tiền bạc và lập ra một kế hoạch bất kể bạn có bao nhiêu tiền và bất kể mục tiêu của bạn là gì.
"Việc không lập một kế hoạch tài chính nào cũng là một kế hoạch nhưng là một kế hoạch thực sự tồi tệ!" - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của LearnVest.com, Alexa von Tobel, người bắt đầu công việc kinh doanh của mình vì lý do này cho hay.
Tác giả bài viết: Nguyễn Nguyễn
Nguồn tin: Nhịp Sống Kinh Tế