Tôn lạnh xu thế sử dụng ngày càng cao

Thứ năm - 08/06/2017 21:49
Tôn lạnh xu thế sử dụng ngày càng cao

Tôn lạnh xu thế sử dụng ngày càng cao

 
Tôn lạnh đang là xu hướng ưa chuộng của rất nhiều khách hàng, việc xây dựng nên các nhà xưởng sản xuất trở nên nhanh hơn hay mái nhà thay bằng bê tong trước kia giảm được khá nhiều về chi phí mà vẫn đảm bảo về thời gian hao mòn và tuổi thọ của công trình. Ngày nay theo đặc thù của sản xuất quy mô lớn thì các nhà máy, xí nghiệp xây dựng lên các nhà xưởng được lợp bằng mái tôn để giảm thiểu chi phí đầu tư. Tôn lạnhlà chất liệu hấp thụ và bức xạ lượng nhiệt rất lớn từ mặt trời, nên không khí trong các nhà xưởng vào mùa hè thường rất nóng. Không đảm bảo điều kiện thuận lợi cho công nhân làm việc, năng xuất lao động không cao, vì vậy chúng ta cần có những phương án xử lý làm mát cho nhà xưởng. Có nhiều phương pháp xử lý chống nóng cho nhà xưởng lợp bằng tôn  như : phun nước làm mát mái, làm trần cách nhiệt, làm phun sương, điều hòa cây…

Ưu, nhược điểm của từng phương pháp

1.Phương pháp phun nước làm mát mái:

Đây là phương pháp phun nước ra liên tục tại nhiều điểm trên bề mặt tôn, có thể dùng một loạt ống nhựa PVC trên nóc mái, dùng máy bơm tăng áp đẩy nước chảy qua ống, phun ra làm mát mái tôn qua những lỗ nhỏ được khoan đều trên ống PVC, hoặc có thể dùng vòi phun xoay bắn tia nước lên bề mặt mái, lượng nước phun ra có thể được thu lại, cho quay chở lại đầu vào của bơm tăng áp (tuần hoàn nước) nhưng như thế hiệu quả làm mát sẽ không cao. Hoặc xả nước đi, cấp nguồn nước mới cho bơm. Phương pháp này chi phí đầu tư ban đầu thấp, chỉ khoảng 3 - 4 triệu đã có thể xử lý được nhà xưởng có diện tích 500m2. Nhưng nhược điểm là hiệu quả không cao, dễ hư hại mái tôn, và nếu không dùng phương pháp phun nước tuần hoàn thì rất tốn nước.

2.Phương pháp làm trần cách nhiệt:

Phương pháp này dùng trần nhựa, lắp bên dưới lớp tôn lạnh , ở giữa đặt các tấm xốp cách nhiệt, khoảng cách giữa lớp trần và mái tôn càng dài thì khả năng ngăn nhiệt càng tốt. Nguyên lý của phương pháp ngày là ngăn không cho lượng nhiệt từ mái tôn bức xạ xuống không gian trong nhà xưởng, do đó hiệu quả làm mát không cao, chi phí đầu tư cũng tương đối đắt, khoảng 120.000/m2 .

3.Dùng phương pháp phun sương làm mát:

Một vài năm trở lại đây, phương pháp phun sương làm mát dần dần du nhập vào nước ta, ngày càng được sử dụng phổ biến và được coi là phương pháp làm mát hiệu quả chỉ sau phương pháp làm mát dùng điều hòa.

Nguyên lý làm mát của hệ thồng phun sương là nguyên lý làm lạnh khi bốc hơi, các hạt sương có kích thước khoảng 50 microns hay nhỏ hơn được bay ra từ vòi phun sương, bay là là và bốc hơi dần trong không khí. Như vậy không khí có các hạt sương sẽ được làm mát nhanh chóng.

Khi lắp phun sương trong nhà xưởng thì nên lắp tại vị trí dưới lớp mái tôn giống như làm trần xốp, các hạt sương được phun ra sẽ tạo thành một lớp màng mỏng làm mát không khí, ngăn chặn sự truyền nhiệt từ mái xuống không gian trong xưởng, ngoài ra một phần các hạt xương sẽ bay là là xuống bên dưới kích thích vào lớp da làm chúng ta có cảm giác mát mẻ như khi tắm mà không ảnh hưởng gì đến các vật dụng khác, vì dưới thời tiết nắng nóng thì các hạt sương này dường như bay hơi ngay lập tức mà không lắng đọng thành nước. Để ngăn chặn một cách hiệu quả nhất thì khi lắp phun sương cho nhà xưởng chúng ta cần lưu ý các nguồn nhiệt khác như máy móc, mặt đường nhựa, các thành tường bằng mái tôn hấp thụ nhiệt … mà thiết kế tạo ra một lớp phun sương ngăn chặn thêm các nguồn nhiệt này.

4. Phương pháp sử dụng điều hòa cây:

Phương pháp này rất ít khi được sử dụng cho nhà xưởng, trừ các nhà xưởng sản xuất các sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm. Nhà xưởng thường không kín, khả năng ngăn nhiệt của mái tôn kém , do đó để xử lý làm mát được nhà xưởng khoảng 200 m2 đã chi phí đến hàng trăm triệu tiền đầu tư.

- Ưu điểm của phương pháp: làm mát hiệu quả.

- Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu đắt, chi phí cho năng lượng điện cũng tương đối lớn khi vận hành.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đối tác  
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây